Tôi hay nhớ mấy câu thơ, không biết của ai, rằng: “Theo em đi lễ Phật, ngây thơ như ngày xưa, đến cổng chùa còn hát!”. Những ngày cuối năm, có ai theo tôi lên chùa, ở lại đây, chờ xuân về, nhiều bâng khuâng mà ấm lòng biết mấy nơi thâm sơn cùng cốc này, chùa Hương…

	Cuối năm tha thẩn chùa Hương

Cuối năm tha thẩn chùa Hương

1. Suối Yến như một dải lụa mềm mại trong suốt trôi lặng im nhẫn nại. Chưa vào mùa hội nên bến Đục vẫn chưa là bến Đục. Chắc là ngày này, phải gọi là bến Trong! Xuyên qua màu nước sóng sánh như hổ phách là màu xanh nguyên thủy của rong rêu. Những cọng rong tóc tiên mềm lay động rất khẽ theo làn nước của mỗi nhát chèo khỏa nước cũng rất nhẹ nơi người lái đò suối Yến. Đi chùa ngày này là vắng lắm, nghĩa là cái tĩnh tại của hư vô mênh mang như tràn ngập trong lòng người. Cả một năm vất vả ngược xuôi, cả một năm uể oải mệt nhoài… như một khoảng ký ức cũ bỗng tan ra theo chiếc mái chèo khua trên dòng Yến.

2. Núi xanh ngắt và ẩm ướt

Sơn thủy hữu tình là đây. Bức tranh xuân không thể thiếu được nét xanh mềm của núi. Con đò đi trong lòng suối Yến, cũng là đi giữa bốn bề núi non xanh. Hơi nước đọng li ti trên mặt lá cỏ làm áo núi như phủ mờ một màu sương khói bảng lảng. Cây cỏ đang ngậm mưa xuân, ngậm khí xuân để trổ những chồi xuân, chờ đầu hạ khai hoa kết trái. Cái tĩnh lặng sương khói ấy đang cất giấu trong lòng sự chuyển dịch của trời và đất, của mùa tiếp mùa, của sinh sôi…

3. Chùa nằm khuất trong núi

Thiên Trù là bếp của trời. Khói hương gặp khí lạnh không tan ra mà quấn quýt trên mái, vẽ ra trong không gian những bức tranh vô hình, vô ảnh… Nhưng ấm lòng. Để kẻ thành kính xa nhà bỗng thấy như gặp lại cố hương. Lòng bình an từ những bước chân đầu tiên đặt chân trên thềm đá, gõ vào cánh cổng rêu phong như ngàn năm qua vẫn vậy, để rồi khi được ngồi xuống lặng lẽ trước bàn thờ Phật mà nghe những tiếng vọng trần gian như lùi xa mãi ngoài kia. Không phải tại khói hương mà cay mắt, tại sự bình an mà bỗng nghẹn lòng.


Hoa đào vài nụ cũng báo xuân sang...- Ảnh: Việt Văn

4. Ăn chay ở chùa là một hạnh ngộ

Bếp chùa lúc nào cũng mở thông cửa đón khách từ thập phương dừng bước. Những bà vãi rời nhà đến chùa chấp tác nấu liên tục cơm, rau, làm muối vừng, múc tương dưa. Bếp lửa hồng xúm xít những mèo mẹ mèo con trốn cái rét ngoài sân, nằm sưởi ấm. Cơm chay của nhà chùa dành cho tất cả những ai đã trèo đèo lội suối đến viếng chùa bất kể mùa nào. Bếp cứ nấu, cứ bày ra từng mâm, khách chờ đủ người rồi xin cơm ăn. Ăn xong lại tự dọn để những người sau tiếp nối. Khách đến chùa có người già người trẻ, có đủ giai tầng trong xã hội nhưng chắc chắn ăn một lần là nhớ mãi, cơm chay ở chùa Hương.

5. Tiếng trống giao thừa như xé vỡ màn đêm trừ tịch

Từng hồi trống dồn dập theo nhịp thay tiếng pháo báo hiệu một năm cũ đã qua, một năm mới đang đến. Tiếng bước chân của những khách du là phật tử chọn cách đón năm mới trong chùa thay vì phố thị cũng nhộn nhịp cùng bước chân của các sư tăng lên chùa lễ Phật. Cái khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa quá khứ và tương lai chạm vào nhau trong một khoảng tĩnh tại này. Không gian tỏa hương. Nghe trong thinh lặng như tiếng những nụ đào phai đang tách vỏ, tiếng của hạt mầm ủ sâu trong lòng đất cũng muốn vội vã trồi lên…

6. Xin một chữ an nơi thư phòng

Sư ông đang mải miết viết. Này là chữ phúc, chữ lộc, chữ minh, chữ tâm, chữ nhẫn. Chữ được viết thảo, chữ được viết thành thư pháp mà mỗi nét phất như bay lên. "Mặc hương" là hương thơm của mực, cũng là hương của Tết, cái Tết trong chùa bởi một lẽ chỉ ngày này, sư ông mới mài mực, bày giấy điều, giấy dó viết những chữ thay lời chúc phúc cho đệ tử thập phương. Xin một chữ an viết thảo, chờ khô mực cuộn lại, thay cho lộc phật, lộc trời, mang về để cầu cho một năm mới, không gì bằng bình an!


Ngày xuân, thầy chùa cho chữ

7. Tinh sương, là thời khắc ra về

Đào phai trong khuôn viên chùa đã he hé nụ. Tiếng chuông chùa vẫn ngân lên lúc 5 giờ sáng. Tiếng tụng kinh năm mới đã vang vang khắp nẻo về. Xuống núi trong bồng bềnh sương khói. Người lái đò vẫn nhẫn nại gác chèo đứng đợi nơi con đò ở bến Trò. Lúc đi vào thì trĩu nặng bụi trần ai, lúc đi ra thì tâm thanh tịnh nhẹ như sương. Suối Yến vẫn mênh mông sóng sánh nước trong như hổ phách. Mái chèo hôm nay vẫn khua trên dòng Yến nhưng đã khác với mái chèo năm cũ. Những vần thơ về tháng giêng bỗng ngân nga trong tâm trí:

“Tháng giêng mưa ngoài phố
 Mưa như là sương thôi
 Như bóng cây giăng khói
Như mộng ru bên trời…
Tháng giêng mưa trên tóc
Những người đi lễ chùa
Theo giọt mưa cầu phúc
Tiếng chuông từ bi mơ”.

Ừ nhỉ, sắp giêng sang…

Cát Khuê(Thanh Niên)


Về Menu

Cuối năm tha thẩn chùa Hương

Tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh húy giáo dục nhân cách trong giáo dục phật Vì sao nên kiểm tra huyết áp vào buổi y nghia le via duc phat a di da cam niem ngay phat thanh Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất Magnesium khoáng chất cần thiết cho cơ cung sao giai han Thực hiện bộ phim tư liệu về Hà Tĩnh Tưởng niệm Hoàng hậu Bạch câu chuyện về người đồ tể và Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ phần 2 Chất xơ từ ngũ cốc giúp sống thọ hơn cha me va con cai la moi nhan duyen tu kiep truoc Người trong lòng tay Phật tinh yeu thuong danh cho ke thu Tản mạn cùng Nghĩ từ trái tim 持咒方法 Ăn nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc lắng nghe công án thiền trong hai ca khúc hai tượng phật trên đỉnh núi được thanh văn thừa thi hóa qua điệp khúc 118 hữu ngã thiện pháp ôi Nhiễm trùng nặng làm giảm chỉ số IQ hoa daisy cu si chanh tri chua ta hay chua tau ho ba ý nghĩa chuông trống bát nhã Vu lan nhớ mẹ Một bông hồng cho em đi hái phù vân Mẹo giữ tươi màu rau củ trái cây sau nhin doi nhu bot nuoc y nghia 7 buoc chan cua duc phat thich ca Mẹ 白佛言 什么意思 Hồi ức một quận chúa Kỳ 2 Bản án xà Vì sao bệnh viêm phổi hay tấn công Bốn cách đơn giản giúp phòng chống thien la biet cach lam chu than khau y hay cuoi de cuoc song tuoi dep hon Chùa Phước Hải truoc khi ly hon ban nen doc bai viet nay phát lồ Phật giáo tieu nghiep vang sinh va doi nghiep vang sinh chân nguyên